Skip to content
Goodman New

Goodman New

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Toggle search form
  • Swap là gì? Tận dụng swap như thế nào để tối ưu lợi thế ? Ngoại Hối
  • Cách đầu tư chứng khoán lướt sóng để sinh lời nhiều nhất? Ngoại Hối
  • Internal Link là gì? 4 phương pháp build Liên kết nội bộ hay nhất 2021 Digital Marketing
  • Có nên gửi vàng vào ngân hàng hay không? Đời Sống

PAMM là gì? Tài khoản PAMM hoạt động như thế nào?

Posted on Tháng Tám 5, 2021Tháng Mười Hai 18, 2021 By admin Không có bình luận ở PAMM là gì? Tài khoản PAMM hoạt động như thế nào?

PAMM là một công cụ được cung cấp bởi các sàn forex hỗ trợ cho những ai đang “chập chững” bước vào nghề trader, nhưng lại chưa có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm giao dịch. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy thử cân nhắc sử dụng PAMM, vì nó sẽ đem đến lợi nhuận cho bạn bởi kể cả khi bạn chưa chuyên nghiệp. Còn nếu vẫn còn phân vân, hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ PAMM là gì và tài khoản PAMM hoạt động như thế nào để đưa ra quyết định, bạn nhé!

PAMM là gì?

PAMM được viết tắt bởi Percent Allocation Management Module, là quỹ được vận hành và quản lý tiền theo kiểu mô-đun tỷ lệ phần trăm. Hay nói cách khác, PAMM là tài khoản được cung cấp bởi các sàn môi giới forex nhằm huy động vốn đầu tư và do trader quản lý. Nhà quản lý sẽ dùng nguồn vốn đó tạo ra lợi nhuận và ăn chia với nhà đầu tư tham gia vào tài khoản này.

Cấu trúc của mô hình PAMM

Mô hình PAMM bao gồm 3 thành phần: sàn môi giới forex, nhà quản lý và nhà đầu tư. Trong đó, mỗi thành phần sẽ nắm giữ trách nhiệm khác nhau. Cụ thể:

  • Sàn forex: nơi thực hiện giao dịch giữa nhà đầu tư và nhà quản lý
  • Nhà đầu tư: trader sẽ ủy thác số tiền đầu tư mà họ muốn bỏ ra, giao cho nhà quản lý để họ thực hiện giao dịch và thu về lợi nhuận cho mình.
  • Nhà quản lý: các master có trách nhiệm thực hiện giao dịch và chia lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tài khoản của master sẽ bao gồm số tiền mà các nhà đầu tư ủy thác, nhưng master không có quyền truy cập vào các tài khoản của nhà đầu tư. Đồng nghĩa với việc, nhà quản lý có thể đại diện giao dịch trên số tiền nhà đầu tư chọn ủy thác chứ không thể thực hiện rút tiền từ tài khoản nhà đầu tư.

Ý nghĩa tài khoản PAMM

  • Đối với nhà quản lý
  • Nếu một trader có chiến lược giao dịch hiệu quả và tự kiếm được lợi nhuận cho chính mình, nhưng họ bị hạn chế nguồn vốn trong khi mục tiêu lợi nhuận lớn hơn, trader có thể trở thành nhà quản lý quỹ để thực hiện mục tiêu. Theo đó, nhà quản lý sẽ cho phép nhà đầu tư góp vốn vào quỹ PAMM và lợi nhuận sẽ được tính trên số vốn của quỹ. Và nhà đầu tư sẽ được chia lại phần trăm lợi nhuận theo quy định của nhà quản lý.
  • Nhà quản lý có thể đặt các mức ủy thác tối thiểu hoặc tối đa cho nhà đầu tư.
  • Nhà quản lý có quyền chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu tham gia của các nhà đầu tư mới.
  • Đối với nhà đầu tư
  • Nếu nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch trên thị trường forex, họ sẽ không thể chủ động tìm kiếm lợi nhuận. Thay vào đó, trader có thể thụ động tìm kiếm cơ hội bằng cách sử dụng tài khoản PAMM. Khi nhà quản lý PAMM thành công và có lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ thu về tiền lãi dựa trên số vốn bỏ ra, đồng thời trả phí cho nhà quản lý theo như thỏa thuận trước đó.
  • Nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận khi theo giao dịch của nhà quản lý, và cũng có khả năng thua lỗ nếu giao dịch đó đi ngược kỳ vọng.
  • Thông thường, nhà đầu tư không được lựa chọn tài sản giao dịch mà sẽ do nhà quản lý cung cấp.

Tài khoản PAMM hoạt động như thế nào?

Để hình dung dễ dàng hơn về quá trình hoạt động của tài khoản PAMM, hãy cùng làm một giả thiết dưới đây nhé.

  • Gọi 4 nhà đầu tư có tài khoản lần lượt là A, B, C và D. Họ góp vốn vào quỹ tài khoản PAMM tổng cộng 100.000 USD với tỷ lệ như sau:
  • Tài khoản A: 20.000 USD – tương đương 20%
  • Tài khoản B: 18.000 USD – tương đương 18%
  • Tài khoản C: 40.000 USD – tương đương 40%
  • Tài khoản D: 22.000 USD – tương đương 22%
  • Nhà quản lý PAMM thực hiện giao dịch và lãi 10.000 USD, lợi nhuận sẽ được chia về từng tài khoản. Cụ thể:
  • Tài khoản A: 20% – tương đương 2000 USD
  • Tài khoản B: 18% – tương đương 1800 USD
  • Tài khoản C: 40% – tương đương 4000 USD
  • Tài khoản D: 22% – tương đương 2200 USD
  • Vì giao dịch có lãi nhà quản lý PAMM sẽ thu phí hoa hồng từ nhà đầu tư dao động từ 10% – 30% tùy theo thỏa thuận, phí sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của nhà đầu tư.
  • Cuối cùng, nhà đầu tư có thể tiếp tục ủy thác cho nhà quản lý này hoặc có thể ngừng ủy thác và chọn nhà quản lý PAMM khác sau đó rút tiền vốn cả lãi về tài khoản.

Làm thế nào để chọn được nhà quản lý PAMM tốt nhất?

Thông thường, khi các sàn forex có cung cấp tài khoản PAMM, họ sẽ có nhiều cách để giúp nhà đầu tư chọn được nhà quản lý PAMM tốt nhất. Ngoài ra, sàn cũng “show” ra profile chi tiết của các nhà quản lý bao gồm bằng cấp, kinh nghiệm, cách thành tích đạt được trong lịch sử giao dịch, số vốn đã quản lý cũng như số lượng các nhà đầu tư đang theo, và một số đánh giá tiêu cực/tích cực,… Dựa vào đó hãy nhanh trí chọn cho mình nhà quản lý tốt nhất nhé

Ưu điểm và nhược điểm của tài khoản PAMM

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư và nhà quản lý có cùng chí hướng, cùng mục tiêu lợi nhuận nên không lo ngại nhà đầu tư đánh lệnh đi ngược kỳ vọng hay gian lận
  • Thông tin tài khoản PAMM hoàn toàn được minh bạch
  • Tài khoản của nhà đầu tư được đảm bảo an toàn
  • Nhà đầu tư có thể quản lý vốn của mình

Nhược điểm

  • Nhà đầu tư có thể thua sạch tiền trong tài khoản PAMM nếu lựa chọn nhà giao dịch không tốt
  • Nhà quản lý sẽ bị tuột danh tiếng trên bảng xếp hạng cộng đồng forex
  • Nhà đầu tư không được tự ý kết thúc giao dịch và phụ thuộc vào nhà quản lý

Mặc dù việc không thể tự ý kết thúc khi nhà quản lý đang mở giao dịch là nhược điểm của tài khoản PAMM, nhưng đây lại là ưu điểm so với CopyTrade. Vì ở giao dịch CopyTrade, lệnh sao chép sẽ được đóng vào ngày thứ 6 mỗi tuần bất kể lệnh của nhà quản lý đang thua lỗ như thế nào, vậy thì trader sẽ bị thiệt thòi ở khoản này.

Lời kết

Thực tế, có thể ví tài khoản PAMM như chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi vậy, nhà quản lý sẽ là thuyền trưởng, các nhà đầu tư tham gia trên thuyền gọi là thuyền viên. Thuyền viên góp vốn cho thuyền trưởng, đánh được nhiều cá thuyền trưởng sẽ chia lại tiền cho thuyền viên. Sau đó, thuyền viên có thể chọn tiếp tục ở trên thuyền và không góp vốn nữa mà chọn thuyền trưởng khác.

Hy vọng với bài viết trên, Kiến Thức Forex đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tài khoản PAMM là gì và cách hoạt động của PAMM. Chúc bạn thành công và có quyết định sáng suốt trên hành trình tới nhé!

Ngoại Hối

Điều hướng bài viết

Previous Post: Cách đầu tư chứng khoán lướt sóng để sinh lời nhiều nhất?
Next Post: Có nên gửi vàng vào ngân hàng hay không?

Related Posts

  • Swap là gì? Tận dụng swap như thế nào để tối ưu lợi thế ? Ngoại Hối
  • Cách đầu tư chứng khoán lướt sóng để sinh lời nhiều nhất? Ngoại Hối

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu trữ

  • Tháng Tám 2021
  • Tháng Bảy 2021
  • Tháng Sáu 2021

Chuyên mục

  • Digital Marketing
  • Đời Sống
  • Ngoại Hối

Bài viết mới

  • Internal Link là gì? 4 phương pháp build Liên kết nội bộ hay nhất 2021
  • Có nên gửi vàng vào ngân hàng hay không?
  • PAMM là gì? Tài khoản PAMM hoạt động như thế nào?
  • Cách đầu tư chứng khoán lướt sóng để sinh lời nhiều nhất?
  • Swap là gì? Tận dụng swap như thế nào để tối ưu lợi thế ?
  • Swap là gì? Tận dụng swap như thế nào để tối ưu lợi thế ? Ngoại Hối
  • Internal Link là gì? 4 phương pháp build Liên kết nội bộ hay nhất 2021 Digital Marketing
  • Cách đầu tư chứng khoán lướt sóng để sinh lời nhiều nhất? Ngoại Hối
  • Có nên gửi vàng vào ngân hàng hay không? Đời Sống

Copyright © 2023 Goodman New.

Powered by PressBook News WordPress theme